Tiếng Anh trong xu thế toàn cầu hóa

Thế giới luôn thay đổi từng ngày, toàn cầu hoá và hợp tác cùng nhau phát triển là xu thế tất yếu. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, tiếng Anh đã trở thành điều kiện tiên quyết để mỗi quốc gia hội nhập vào đại gia đình thế giới. Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng ngày càng lớn của tiếng Anh trong xã hội hiện đại.

Thực tế quá trình toàn cầu hóa đã trở thành mạch nước ngầm lan tỏa vào nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia và tác động đến đời sống hàng ngày của mỗi con người. Toàn cầu hóa liệu có liên quan đến các bạn trẻ và sinh viên trong việc học tiếng Anh?

Câu chuyện toàn cầu hóa chắc chắn không còn xa lạ như bạn nghĩ. Quá trình toàn cầu hóa đã giúp lực lượng lao động có trình độ tại các nước đang phát triển ngày càng có thêm cơ hội cạnh tranh làm việc cho các tổ chức đa quốc gia, được trả lương hấp dẫn. Để kết nối trong một thế giới phẳng, tiếng Anh nhanh chóng trở thành ngôn ngữ chính của nhân loại kết nối trong quá trình toàn cầu hóa. Có hơn 400.000 người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ; 1,4 tỷ người hiện đang sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ và như vậy. 1/3 dân số thế giới đang cùng sử dụng một ngôn ngữ chung là tiếng Anh để giao tiếp và làm việc.

Tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ quốc tế quan trọng bậc nhất trên thế giới, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói, Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển cùng với bạn bè năm châu, luôn đóng vai trò là phương tiện giao tiếp giữa các quốc gia, là phương tiện đặc biệt hữu ích cho việc giao tiếp, trao đổi trong lĩnh vực kinh tế – xã hội. giữa các nền văn hoá, giữa các công ty tổ chức quốc tế và giữa các cộng đồng đặc biệt khi khoa học kĩ thuật đã và đang thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá.

Đất nước ta đang trên đà phát triển, vì vậy tiếng Anh là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta hội nhập, hợp tác, đặc biệt khi Viêt Nam đã gia nhập WTO thì vai trò tiếng Anh càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh ở Việt Nam chưa được đánh giá đúng mức.

Hiện nay, ngày càng có nhiều sinh viên định hướng vào các Tập đoàn đa quốc gia, công ty nước ngoài, hay những tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Xu hướng lựa chọn các tổ chức có yếu tố nước ngoài phần nào thể hiện tư duy mới của giới trẻ trong một bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi và câu chuyện toàn cầu hóa không còn của riêng ai. Một công việc tốt, thu nhập cao, có cơ hội phát triển luôn là kỳ vọng của các sinh viên Việt khi ra trường . Trên thực tế, giới trẻ và sinh viên Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo của quá trình toàn cầu hóa. Ý thức về việc nâng cao trình độ và kỹ năng Anh ngữ, kỹ năng mềm của sinh viên đã ngày càng thay đổi. Tuy nhiên học tiếng Anh như thế nào để thành công và đạt được mục tiêu, ứng dụng được trong công việc tương lai lại là một điều đáng bàn.

 Việc sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi người, muốn nâng cao trình độ, muốn du học nước ngoài, hay đơn giản là tiếp cận và khai thác một cách tối ưu nhất những thành tựu khoa học kĩ thuật công nghệ, bạn cần phải biết Tiếng Anh. Trình độ Tiếng Anh càng cao, bạn càng có nhiều cơ hội để phát huy năng lực của mình. Nhìn chung, ngoại ngữ không phải là một môn học theo công thức nhưng trong thực tế, khi học ngoại ngữ, hầu hết sinh viên Việt Nam thường chú trọng vào ngữ pháp hơn là giao tiếp. Kết quả là nhiều sinh viên có thể nắm chắc ngữ pháp Tiếng anh còn hơn cả người bản ngữ nhưng khi giao tiếp thì họ lại tỏ ra lúng túng và rất kém. Ở các nước khác thì có phần ngược lại, người ta thường quan tâm nhiều tới việc học nghe, học nói trước, cần phải tăng cường giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, sau đó mới đến học ngữ pháp.

Trước thềm hội nhập khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, các chuyên gia giảng dạy tiếng Anh cho rằng, môn ngoại ngữ không chỉ còn là môn học chính thức mà là môn học bắt buộc được quan tâm hàng đầu. Việc dạy và học ngoại ngữ không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho học sinh khả năng nghe nói tốt… Đưa nghe, nói, đọc, viết trở thành một trong 4 môn thi chính thức trong kiểm tra ngoại ngữ ở tất cả các trường đại học, cao đẳng. Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khoá, các câu lạc bộ để thu hút đông đảo học sinh – sinh viên tham gia. Giáo viên cần chủ động tạo điều kiện cho học sinh – sinh viên giao tiếp với nhau bằng ngoại ngữ.

Nhu cầu học tiếng Anh mang tính khu vực và toàn cầu này cho thấy nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh ngày càng tăng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội ở tầm cỡ quốc gia cũng như đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Vì thế, việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh trong nhà trường là xác lập một tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình hội nhập, phát triển kinh tế – văn hóa đất nước.

(xem thêm các sản phẩm flashcard tại đây)

Related Posts:

toefl-la-gi

TOEFL là gì và những điều cơ bản?

Bài kiểm tra tiếng Anh như một ngoại ngữ –...

8 thủ thuật nhỏ nâng cao kỹ năng tiếng Anh của bạn

Bạn đang muốn cải thiện trình độ tiếng Anh, nếu...

Làm sao để chuẩn bị cho kỳ thi TOEFL?

Với những chiến lược đã được chứng minh dưới đây,...